T+3 là gì? Trong chứng khoán T+1, T+2, T+3 là như thế nào?

T+3 là gì? Vì sao thanh toán xảy ra vào T+1, T+2 hoặc T+3? Chắn hẳn, đối với những nhà đầu tư mới đây là câu hỏi khó. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn, ngoài ra còn cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết như T+1, T+2 là gì? 

Một số đặc điểm cơ bản về T+1, T+2, T+3 trong giao dịch chứng khoán

Các thông số T+1, T+2 và T+3 đều là những thuật ngữ giao dịch đều liên quan đến hoạt động mua và thanh toán chứng khoán. Các số 1, 2 và 3 biểu thị bao nhiêu ngày sau ngày giao dịch thì việc thanh toán hoặc chuyển tiền và chuyển quyền sở hữu chứng khoán mới được diễn ra.

T+3 là gì

Bảng ví dụ về mua bán chứng khoán:

Ngày 4/1/2022 5/1/2022 6/1/2022 7/1/2022
Thứ Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Ngày T T+0 T+1 T+2 T+3
Mua cổ phiếu Mua cổ phiếu HPG Không thể Bán 16h30: Cổ phiếu HPG về tài khoản Có thể Bán
Bán cổ phiếu Bán cổ phiếu HPG Tiền chưa về 16H30: tiền về tài khoản Có thể dùng tiền đó

Xem thêm: về mã cổ phiếu Hòa Phát HPG

T+1 là gì?

T+O là ngày mà nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu thành công với một mức giá đã được xác định,

Ngày làm việc tiếp theo sau ngày T+0 (không tính ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) theo quy định được gọi là T+1. Nói cho dễ hiểu hơn thì nó có nghĩa là nếu giao dịch xảy ra vào thứ Hai, việc thanh toán phải diễn ra vào thứ Ba.

Vào ngày T+1, công ty chốt lại danh sách họp đại hội đồng cổ đông thì bạn vẫn có tên trong danh sách đó và vẫn được tham dự cuộc họp bình thường và được hưởng mọi quyền lợi như các cổ đông khác. Bạn thực sự không còn quyền với cổ phiếu này chỉ khi đến ngày thanh toán T+2.

T +2 là gì?

Ngày tiếp theo nữa gọi là T+2, tức là sau T+0, sau khi mua xong bạn phải đợi đến 16h30p sau 2 ngày làm việc tức là ngày T+2 thì cổ phiếu mà bạn mua mới về.

Ngày thanh toán (T+2) nghĩa là ngày cổ phiếu được chính thức chuyển nhượng giữa người mua và người bán. Theo quy định của pháp luật hiện nay, ngày thanh toán là vào lúc 16h30p ngày T+2, tức là vào thời điểm này người mua sẽ có quyền sở hữu cổ phiếu giao dịch và người bán nhận được số tiền tương ứng từ việc chuyển nhượng đó.

T+ 3 là gì?

Đối với người bán: T+3 là ngày mà nhà đầu tư được sử dụng số tiền đã bán cổ phiếu từ ngày T+2 để thực hiện các giao dịch khác.

Đối với người mua: T+3 là ngày các nhà đầu tư được phép bán cổ phiếu mà bạn đã mua từ ngày T+2.

T+3 nghĩa là một giao dịch xảy ra vào thứ Hai thì phải được thanh toán vào thứ Năm, giả sử không có ngày nghỉ lễ nào xảy ra giữa những ngày này.

Nhưng nếu bạn bán chứng khoán có ngày thanh toán T+3 vào Thứ Sáu, việc chuyển quyền sở hữu và chuyển tiền phải diễn ra vào thứ Tư tuần tới.

VD: Bạn mua cổ phiếu nào đó vào thứ Hai đầu tuần. Bạn sẽ phải đợi lúc 16h30 thứ Tư cổ phiếu về và thứ Năm mới bán được. Tức ngày thứ Hai được gọi là T+0, thứ Ba là T+1, thứ Tư là T+2 và thứ Năm là T+3.

Ý nghĩa việc rút ngắn quy trình thanh toán xuống T+2 thay vì T+3 là gì?

Lúc trước, chu kỳ giao dịch và thanh toán luôn được hoàn thành lúc 9h00 ngày T+3. Tức là mất khoảng 4 ngày, nhà đầu tư mới nhận được số chứng khoán mà mình mua. Đó là một khoảng thời gian khá lâu đối với nhà đầu tư cho những biến động trên thị trường chứng khoán có những thay đổi chỉ trong tích tắc.

Việc rút ngắn quy trình thanh toán từ T+3 xuống T+2 (giảm khoảng 1 ngày) so với quy định. Để giúp các nhà đầu tư tăng tính thanh khoản, giảm thiểu rủi ro tốt hơn và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán.

Ngay khi các bạn nhận chứng khoán lúc16h30 ngày T+. Dù không thể bán được cổ phiếu tại thời điểm đó nhưng vẫn toàn quyền quyết định với cổ phiếu của mình có thể cầm cố để lấy tiền thực hiện các giao dịch khác. Đồng thời, giúp nhà đầu tư ghi nhận cổ phiếu, số tiền trên tài khoản một cách nhanh chóng hơn, từ đó bạn có thể có yên tâm.

Bên cạnh đó, việc rút chu kì thanh toán xuống T+2 thay vì T+3, chứng tỏ rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã được nâng cấp lên tầm cao mới  theo tiêu chuẩn quốc tế. Thông qua đó, nêu rõ sự nỗ lực của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán nước ta và tạo ra những kỳ vọng trong thời gian dài hạn.

Vì sao thanh toán xảy ra vào T+1. T+2 hoặc T+3?

Hiện nay, theo số liệu thống kê có đến 2,3 triệu tài khoản chứng khoán đang được mở và giao dịch. Số lệnh chứng khoán diễn ra hằng ngày là rất lớn, để tránh phát sinh các lỗi kỹ thuật làm chậm trễ chu kì giao dịch khi vận hành khối lượng giao dịch rất lớn như vậy. Vậy nên cần áp dụng chu kỳ T+2 thanh toán.

T+1, T+2, T+3 Thanh toán giao dịch chứng khoán
T+1, T+2, T+3 Thanh toán giao dịch chứng khoán

Mục đích chính để tạo ra khoảng trống về thòi gian nhằm khắc phục được những sự cố không may xảy ra đảm bảo quá trình vận hành của thị trường được thông suốt. 

  • Trên thế giới chu kỳ thanh toán thường là T+3
  • Việt Nam chu kỳ thanh toán phổ biến là T+2
  • Thị trường chứng khoán Mỹ là T+4

Theo quy định mới tại Việt Nam, chu kỳ thanh toán giao dịch rút về 16h30 ngày T+2. Cho đến ngày T+3 thì cổ phiếu đó mới chính thức được bán.

Hy vọng những kiến thức trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ T+3 là gì ? Và các đặc điểm của chu kì giao dịch T+1, T+2 và T+3. Chúng tôi mong rằng bất cứ ai có ý định đầu tư chứng khoán  phải cần có sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng đẻ đầu tư an toàn và hiệu quả.

 

 

1 thought on “T+3 là gì? Trong chứng khoán T+1, T+2, T+3 là như thế nào?”

  1. Pingback: Top 9 T 3 Là Gì

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Scroll to Top