ROA là gì? Những thông tin đáng lưu ý về Return On Assets

ROA hay còn biết đến với tên gọi Return On Assets. Đây là chỉ số tài chính quan trọng giúp cho các doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu quả tài sản trong việc sinh lợi nhuận. Để tìm hiểu kỹ hơn về chỉ số ROA là gì trong chứng khoán, bài viết hôm nay mời các bạn hãy cùng chúng tôi khám phá chủ đề này nhé!

ROA là gì?

ROA là chỉ số tài chính cơ bản quyết định đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đây được xem là tỷ số đánh giá sự tương quan giữa mức độ sinh lời của một công ty so với giá trị chính tài sản của nó. 

Hay nói cách khác, chỉ số ROA sẽ cung cung cấp cho mỗi doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư một căn cứ cụ thể để xác định mức độ hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài chính của mình để tạo thu nhập.

ROA là gì
ROA là gì ?

Chỉ số ROA được biểu thị dưới dạng phần trăm (%). Nếu ROA cao thì càng cho thấy công ty đang hoạt động tốt và có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh tạo lợi nhuận an toàn và hiệu quả. 

Làm thế nào để tính được Return On Assets?

Công thức của chỉ số ROA khá đơn giản và rất dễ thực hiện. Khi hiểu rõ được công thức ROA là gì sẽ giúp cho các doanh nghiệp phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Cụ thể như sau:

  • Chỉ số ROA = ( Lợi nhuận sau thuế / Tài sản gốc ) x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế (Earning): Đây được xem là lợi nhuận ròng hay dùng cho cổ phiếu thường.
  • Tài sản ban đầu (Assets): Được xem là tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện có.
  • 100%: Biểu thị tỷ lệ phần trăm (%) của ROA.
Công thức tính chỉ số ROA
Công thức tính chỉ số ROA

Tầm quan trọng của chỉ số ROA trong chứng khoán

Nắm vững về khái niệm ROA cũng như tầm quan trọng của chỉ số ROA là gì trong chứng khoán sẽ giúp các doanh nghiệp có thể vận dụng hiệu quả tất cả những lợi ích mà chỉ số này đem đến.

Như đã nói, tỷ số  Return On Assets sẽ có vai trò vô cùng đặc biệt trong việc phân tích khả năng sinh lợi nhuận của công ty trong kinh doanh. ROA được sử dụng để so sánh hoạt động của công ty giữa các thời kỳ với nhau. Hoặc có thể dùng để so sánh 2 công ty khác nhau có quy mô tương tự nhau trong cùng một ngành.

Theo đó, trong chứng khoán nếu tỷ số ROA lớn sẽ cho thấy dấu hiệu quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp đang rất tích cực. Chứng khoán này hiện đang được ưa chuộng và có mức giá cực kỳ cao.Thông qua đó, các nhà đầu sẽ có được lượng thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định về khoản lãi sinh ra từ số vốn ban đầu.

Một điều cần lưu ý đó là phải xem xét quy mô của một doanh nghiệp cũng như các hoạt động đã được thực hiện nếu trong trường hợp so sánh 2 công ty khác nhau khi sử dụng ROA. 

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt nhất?

Chỉ số ROA được coi là tốt sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Lĩnh vực mà công ty đang hoạt động
  • So sánh ROA với các đối thủ cạnh tranh có cùng ngành
  • So sánh ROA với kết quả đã có ở quá khứ

Theo các chuyên gia, chỉ số Return On Assets từ 5 – 20% trở lên sẽ có tín hiệu tốt. Chỉ số ROA càng cao sẽ càng chứng tỏ được mức độ tạo lợi nhuận hiệu quả của công ty. Đây chắc chắn sẽ là một dấu hiệu tính cực để các doanh nghiệp và các chủ đầu tư có thể tự tin hơn trong chiến lược của mình.

Ví dụ: Chúng ta đều biết rằng, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) là một trong những doanh nghiệp luôn đi đầu trong ngành chế biến và sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam. Cụ thể, với chỉ số ROA từ các quý trong năm 2021 (từ tháng 1 – 7/2021) của Vinamilk luôn dao động từ 5,18 – 5,57%. Đây là chỉ số ROA cực kỳ tốt giúp cho doanh nghiệp này đem lại rất nhiều nguồn lợi nhuận khổng lồ từ thị trường người tiêu dù trong và ngoài nước.

Một số hạn chế nhất định về ROA

Bên cạnh những đóng góp to lớn mà chỉ số ROA mang lại thì nó cũng có một số hạn chế nhất định. ROA không phải là công cụ duy nhất để làm thước đo sự hiệu quả về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Chỉ số ROA có thể sẽ bị ảnh hưởng một một vài yếu tố khác từ điều kiện của thị trường và nhu cầu về chi phí biến động của tài sản mà công ty đang cần. Vì thế, ROA nên được sử dụng kết hợp thêm các phép tính khác như ROE để có thể tạo sự chắc chắn về tình hình tài chính tổng thể của một doanh nghiệp.

Bài viết  là thông tin hết sức bổ ích về vấn đề chỉ số ROA là gì trong chứng khoán. Mong rằng bạn độc sẽ vận dụng tốt những kiến thức của ROA để có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích trong công việc của mình. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe và tràn thật đầy năng lượng nhé!

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Scroll to Top