P/E là gì? Ý nghĩa trong chứng khoán của chỉ số P/E

Chỉ số P/E là chỉ số tài chính cơ bản nhất trên thị trường chứng khoán hiện nay. Chỉ số P/E có tầm ảnh hưởng rất lớn đến với quyết định đầu tư của mỗi người. Do đó, tìm hiểu về chỉ số P/E trong chứng khoán sẽ đem lại rất nhiều cơ hội sinh lời hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Vậy P/E là gì? Chỉ số P/E có gì đáng lưu ý? Sau đây là những thông tin bổ ích về P/E mà bạn nhất định không được bỏ lỡ

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E là tên viết tắt của từ “Price to Earning ratio” trong tiếng Anh. Đây là chỉ số tài chính cơ bản nhất được sử dụng rộng rãi trong chứng khoán. Theo đó, chỉ số P/E thường được gọi là chỉ số giá trên thu nhập hoặc bội số thu nhập hay bội số giá. Bên cạnh đó, chỉ số P/E còn là công cụ tuyệt vời để giúp các nhà đầu tư có thể định giá cổ phiếu một cách hiệu quả.

Chỉ số p/e là gì
Chỉ số p/e là gì

Đặc biệt hơn, chỉ số P/E còn là một công cụ hữu hiệu để đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập trên 1 cổ phiếu. Hay nói cách khác thì chỉ số P/E sẽ gợi ý cho các nhà đầu tư biết được, họ có thể sẵn sàng chi trả mức giá bao nhiêu cho một cổ phiếu nhất định thông qua mức thu nhập của cổ phiếu đó.

Chỉ số P/E có ý nghĩa như thế nào trong chứng khoán?

Thông qua việc tìm hiểu P/E là gì càng chứng tỏ chỉ số p.e có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán hiện nay. Theo đó, ý nghĩa của chỉ số P/E được thể hiện thông qua 2 loại như sau:

  • Chỉ số P/E thấp: Chỉ số P/E thấp thể hiện rằng cổ phiếu của công ty đang bị định giá thấp và công ty có thể đang gặp nhiều vấn đề liên quan đến tài chính, kinh doanh,… Bên cạnh đó, chỉ số P/E thấp cũng cho thấy công ty đang xuất hiện lợi nhuận đột biến (chẳng hạn như bán tài sản) hoặc công ty đang ở vùng đỉnh của chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ.
  • Chỉ số P/E cao: Chỉ số P/E cao đồng nghĩa với việc cổ phiếu của công ty đang được định giá cao. Từ đó, mang đến triển vọng phát triển rất tốt đối với tương lai của công ty. Ngoài ta, chỉ số P/E cao còn thể hiện được lợi nhuận của công ty tại thời điểm đó tuy ít nhưng mang tính tạm thời. Đặc biệt, công ty đang ở vùng đáy của chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ.

Công thức tính chỉ số P/E

Công thức tính chỉ số P/E trong chứng khoán khá đơn giản và rất dễ thực hiện. Cụ thể như sau:

  • Chỉ số P/E = Giá của thị trường cổ phiếu/thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)
Công thức tính chỉ số P/E
Công thức tính chỉ số P/E

Trong đó:

  • Chỉ số EPS = (Lợi nhuận sau thuế – cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành

Ví dụ về tỷ lệ P/E trong chứng khoán

Để giúp các nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về chỉ số P/E cũng như cách sử dụng hiệu quả, có bạn có thể tìm hiểu một số ví dụ sau:

Lấy ví dụ về công ty Walmart Inc kể từ ngày 3/2/2021, giá cổ phiếu của công ty đóng cửa với mức 114,27$. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty được kết thúc vào ngày 31/1/2021, tương đương 4,75$.

 

Do đó, theo cách tính của chỉ số P/E là gì ta sẽ có công thức:

  • P/E = 114,27$ / 4,75 = 24,06

So sánh cổ phiếu dựa theo chỉ số P/E

Nếu cổ phiếu A đang giao dịch ở mức 30$ và cổ phiếu B đang ở mức 20$ thì có nghĩa cổ phiếu A không nhất thiết và đắt hơn bởi theo góc độ định giá  của tỷ lệ P/E sẽ giúp chúng ta xác định được cổ phiếu nào rẻ hơn.

Nếu P/E trung bình của ngành là 15, cổ phiếu A có chỉ số P/E là 15 và cổ phiếu B có chỉ số P/E là 30. Điều này cho thấy cổ phiếu A rẻ hơn B mặc dù có giá tuyệt đối cao hơn vì bạn cần phải trả ít hơn cho mỗi $1 của thu nhập hiện tại. Mặt khác, cổ phiếu B có tỷ lệ cao hơn cả đối thủ cạnh tranh và cùng ngành. Các nhà đầu tư  sẽ kỳ vọng sự tăng trưởng thu nhập cao hơn trong tương lai so với thị trường. Có thể nói, tỉ lệ P/E chỉ là một thước đo để định giá và phân tích tài chính cực kỳ hữu ích. Tuy nhiên, chúng  không phải là công cụ duy nhất để đem đến quyết đầu tư của các nhà đầu tư.

Một số lưu ý khác liên quan đến chỉ số P/E là gì

P/E là một chỉ số rất dễ tính toán và định giá hiệu quả trong đầu tư. Tuy nhiên, P/E cũng có một số lưu ý như sau:

  • Chỉ số eps có thể âm và P/E lúc này sẽ không có một ý nghĩa kinh tế nào (do mẫu số âm). Vì thế, trong trường hợp này các bạn cần sử dụng công cụ khác để định giá.
  • Lợi nhuận rất dễ biến động và bị bóp méo. Điều này đã kéo theo sự biến động và bóp méo của chỉ số P/E. Do đó, các nhà đầu tư chỉ nên đánh giá P/E theo thời gian từ 3 – 5 năm.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các nhà đầu tư có thể hiểu rõ về P/E là chỉ cũng như cách vận dụng hiệu quả của chỉ số P/E trong chứng khoán. Cảm ơn sự quan tâm và theo dõi từ các bạn nhé!

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Scroll to Top