Eps là gì ? Cách tính chỉ số EPS chi tiết chính xác nhất

EPS là gì? Chỉ số EPS có ảnh hưởng gì với doanh nghiệp trong chứng khoán. Tìm hiểu kỹ về EPS sẽ là cơ hội tuyệt vời để các nhà đầu tư có thể sinh thêm lợi nhuận hấp dẫn. Chỉ số eps có gì đặc biệt? Cách tính EPS có dễ không?

Eps là gì? 

EPS là viết tắt của Earning Per Share, định nghĩa EPS chính là tỷ suất thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Hay nói cách khác thì EPS là phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường đến từ các cổ đông sau khi đã tiến hành trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS được các nhà phân tích sử dụng nó như 1 chỉ báo về khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư.

 

Chỉ số EPS là gì?
Chỉ số EPS là gì?

 

Chỉ số EPS cơ bản là gì

  • EPS cơ bản: Eps cơ bản bao gồm số thu nhập ròng công ty chia cho số cổ phiếu đang được lưu hành. Đây được xem là con số báo cáo phổ biến nhất trên các phương tiện truyền thông tài chính của doanh nghiệp hoặc của các dự án đầu tư. Bởi công thức của eps cơ bản khá đơn giản và dễ thực hiện. Ngoài ra, để tính được chỉ số eps cơ bản của một doanh nghiệp thì cần phải có đầy đủ các số liệu cần thiết như: số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành, thu nhập ròng, mức chi trả cổ tức ưu đãi (nếu có).

Chỉ số EPS pha loãng là gì

  • EPS pha loãng: Eps pha loãng có thể bằng hoặc sẽ thấp hơn eps cơ bản. Các doanh nghiệp thường sử dụng loại chỉ số này nhằm hạn chế rủi ro của mình. Bởi việc pha loãng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu sẽ xảy ra khi các doanh nghiệp phát hành thêm các cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi hoặc ESOP. Có thể nói, chỉ số eps pha loãng sẽ có độ chính xác cao hơn bởi nó phản ánh được các sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai.

Ý nghĩa chỉ số EPS đối với các doanh nghiệp   

Với việc tìm hiểu chỉ số eps là gì càng cho thấy ý nghĩa của eps rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Thực tế cho thấy, bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu có chỉ số eps trong chứng khoán cao hơn so với các doanh nghiệp khác thì chắc chắn sẽ có thêm nhiều cơ hội thu hút được nguồn đầu tư cao hơn.

Eps luôn được xem là biến số quan trọng và là duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu của các doanh nghiệp. Đặc biệt hơn, chỉ số eps còn đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành hệ số P/E (chỉ số phân tích quan trọng trước khi đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán đến từ các nhà đầu tư). Hơn bao giờ hết, eps còn là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng khi áp dụng công thức tính eps.

Một số hạn chế của eps là gì

  • Chỉ số eps có thể âm và chỉ số P/E sẽ không có ý nghĩa kinh tế nếu như mẫu số của chúng bị âm. 
  • Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ có thể bị biến động, đột biến,  bán tài sản hoặc chủ doanh nghiệp cố tình hay thuộc ngành có chu kỳ cao. Lúc này, chỉ số eps sẽ rất dễ bị bóp méo khiến bạn không có cái nhìn chính xác về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Các doanh nghiệp phải phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ESOP. Từ đó sẽ khiến cho chỉ số eps giảm và các nhà đầu tư sẽ có nguy cơ gặp rủi ro lớn.
  • Khi doanh nghiệp tự động thay đổi số liệu sẽ dẫn đến các lợi nhuận ảo. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ không thấy rõ được tình hình kinh doanh của công ty và dẫn đến tình trạng thua lỗ.

Công thức tính chỉ số eps

Công thức tính chỉ số eps có vai trò rất cần thiết trong việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng chính là một chỉ tiêu tài chính quan trọng mà các doanh nghiệp luôn đặt lên hàng đầu. Sau đây là cách tính eps mà bạn có thể tham khảo:

Công thức tính chỉ số eps
Công thức tính chỉ số eps
  • Cách tính eps cơ bản: Chỉ số EPS = (thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / số lượng cổ phiếu bình quân đang được lưu hành.
  • Cách tính eps pha loãng: Chỉ số EPS pha loãng = (lợi nhuận ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (lượng cổ phiếu đang lưu hành + lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

Lưu ý: 

  • Thu nhập ròng hay lợi nhuận ròng chính là tổng thu nhập của doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng sẽ được tính từ thu nhập của doanh nghiệp và có sự điều chỉ thêm các khoản phí hoạt động, thuế, lãi suất hoặc nhiều chi phí khác cộng lại khi phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, lợi nhuận thu được từ cổ phiếu ưu đãi sẽ được gọi là cổ tức cổ phiếu ưu đãi. 
  • Công thức: thu nhập ròng = doanh thu thuần + lợi nhuận thuần từ các hoạt động tài chính + các khoản thu nhập khác – giá vốn bán hàng – chi phí ( từ việc quản lý doanh nghiệp + phí bán hàng + các khoản phí bất thường) – thuế thu nhập của doanh nghiệp.

Hướng dẫn cách tính EPS trên Excel

Để tăng độ chính xác khi tính chỉ số eps, việc tính toán trên Excel hay Google trang tính là điều vô cùng cần thiết để giúp các doanh nghiệp các thể an tâm và tự tin hơn với kết quả của mình. Cụ thể, cách tính eps này như sau:

  • Bước 1: Thu thập dữ thập được các dữ liệu cần thiết. 
  • Bước 2: Nhập lần lượt các con số bao gồm: thu nhập ròng, cổ tức ưu đãi và số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành vào 3 ô liền kề từ B3 đến B5.
  • Bước 3: Tại ô B6, bạn tiến hành nhập công thức “=B3-B4” để cho ra kết quả trừ cổ tức ưu tiên khỏi thu nhập ròng. 
  • Bước 4: Cuối cùng tại ô B7, bạn tiếp tục nhập công thức “=B6/B5” sẽ cho ra kết quả hiển thị tỷ lệ Eps.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về eps là gì cũng như bỏ túi cho mình nhiều kinh nghiệm hữu ích với những quyết định đầu tư trong tương lai. Chúc các bạn thành công nhé!

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Scroll to Top