Biên lợi nhuận gộp – Gross margin là gì? 

Biên lợi nhuận gộp là chỉ số tài chính quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Tìm hiểu về gross margin là gì sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thêm những chiến lược kinh doanh hiệu quả và sinh lời hấp dẫn. Vậy gross profit margin là gì? Tỷ suất lợi nhuận gộp biên thể hiện điều gì? Bài viết dưới đây mời các bạn hãy cùng chúng tôi khám phá thông tin về biên lợi nhuận gộp nhé!

Baner mở tài khoản chứng khoán vps

Biên lợi nhuận gộp là gì?

Biên lợi nhuận gộp hay còn gọi là Gross margin hoặc gross profit trong tiếng Anh. Theo đó, biên lợi nhuận gộp là chỉ số quan trọng để phân tích và đánh giá lợi nhuận cũng như sức cạnh tranh của một doanh nghiệp. Chúng cho biết kết quả số tiền lãi mà công ty đã kiếm được trong khoản thời gian cụ thể.

Biên lợi nhuận gộp là gì
Biên lợi nhuận gộp là gì

Xét theo phương diện giá trị tuyệt đối, biên lợi nhuận gộp sẽ giúp đo lường sự chênh lệch giữa giá bán và vốn sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, chỉ số này cũng chính là cơ sở để có thể tính tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên của công ty. Chúng giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi sự tăng  trưởng về lợi nhuận của mình. Từ đó, có thể so sánh với các tỷ lệ lợi nhuận khác của đối thủ cạnh tranh hoặc trung bình với ngành.

Vai trò của gross margin là gì?

Theo kiến thức gross margin là gì thì biên lợi nhuận gộp mang lại rất nhiều vai trò hữu ích cho các doanh nghiệp hiện nay. Nếu chỉ số biên lợi nhuận cao càng cho thấy công ty đang có dấu hiệu sinh lời và phát triển rất tích cực.

Khi áp dụng chỉ số này cho từng sản phẩm của doanh nghiệp, chúng sẽ là tiền đề quan trọng để thiết lập nên chính sách giá hợp lý. Đặc biệt hơn, chỉ số biên lợi nhuận gộp cũng rất hữu hiệu trong việc sử dụng để đàm phán các chi phí mua nguyên vật liệu với nhà cung cấp.

Hơn bao giờ hết, việc tính tỷ lệ lợi nhuận gộp biên cho từng sản phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp có thể so sánh được sự đóng góp của chúng vào các công việc kinh doanh của công ty. Tỷ suất này được biểu thị dưới dạng phần trăm, hay còn gọi ngắn gọn là tỷ suất biên.

Công thức tính của gross profit margin là gì?

Công thức tính của gross profit margin là gì cũng hết sức đơn giản. Trước hết, để tính được chỉ số biên lợi nhuận gộp, bạn cần tính lợi nhuận gộp bằng cách lấy doanh thu thuần rồi trừ đi giá vốn hàng bán. Sau đó, bạn lại tiếp tục lấy lợi nhuận gộp chia cho doanh thu thuần là sẽ có kết quả. 

Cụ thể, chúng được thể hiện bằng công thức như sau:

  • Biên lợi nhuận gộp = (lợi nhuận gộp) / (doanh thu thuần) = (doanh thu thuần – giá vốn hàng bán) / Doanh thu thuần

Ví dụ về công thức tính biên lợi nhuận gộp

Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về công thức tính gross margin là gì, bạn hãy thử tưởng tự như sau:

Ví dụ một doanh nghiệp thu được 200.000 $ tiền doanh thu bán hàng. Hãy giả định rằng, giá vốn mà doanh nghiệp này đã bỏ ra là 100.000 $ để chi trả cho việc sản xuất xuất vật tư. Do đó, ta sẽ có công thức tính là: (200.000 $ – 100.000 $) / 200.000 $. 

Công thức tính Gross Profit - Biên lợi nhuận gộp
Công thức tính Gross Profit – Biên lợi nhuận gộp

 

Với công thức trên,  ta sẽ thu về kết quả biên lợi nhuận gộp là 100.000 $. Tỷ suất nhuận gộp tương đương 50%.

Sự khác biệt giữa “tỷ suất lợi nhuận gộp biên” với “lợi nhuận gộp”

Nếu không có đầy đủ kiến thức về tài chính, nhiều người sẽ rất hay nhầm lẫn giữa tỷ suất lợi nhuận gộp biên và lợi nhuận gộp. Lợi nhuận gộp chính là thước đo mang tính giá trị tuyệt đối còn tỷ suất lợi nhuận gộp chỉ là 1 tỷ lệ. 

Lợi nhuận gộp là sự chênh lệch giữa doanh số bán hàng của doanh nghiệp cùng chi phí bán hàng trực tiếp của chúng. Trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp biên là lợi nhuận của chúng được biểu thị bằng phần trăm doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận gộp biên đặt lợi nhuận gộp trong một hoàn cảnh thông qua việc tính đến khối lượng bán hàng của công ty.

Sự khác nhau giữa “tỷ suất lợi nhuận gộp biên” và “tỷ suất lợi nhuận ròng”

Tỷ suất lợi nhuận gộp biên chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa doanh thu và giá vốn hàng bán của doanh nghiệp. Mặt khác, tỷ suất lợi nhuận ròng còn phải tính đến tất cả các chi phí liên quan đến doanh nghiệp.

Khi tính toán lợi nhuận ròng cũng như tỷ suất lợi nhuận liên quan, các doanh nghiệp cần phải trừ đi các khoản như: giá vốn hàng bán, chi phí phân phối sản phẩm, lương đại diện bán hàng, thuế và các hoạt động khác,…

Tỷ suất lợi nhuận gộp biên giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá chi tiết được khả năng sinh lợi nhuận của hoạt động kinh doanh của mình. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận ròng chỉ giúp công ty đánh giá được khả năng sinh lời một các tổng thể mà thôi.

 

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích về biên lợi nhuận gộp. Từ đó, giúp các bạn có thể hiểu thêm về gross margin là gì cũng như có cho mình những kiến thức tài chính hiệu quả trong kinh doanh. Cảm ơn sự quan tâm và theo dõi đến từ các bạn nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Scroll to Top