P/B là gì? Ưu nhược điểm của chỉ số P/B và ý nghĩa cho nhà đầu tư

Để đầu tư có hiệu quả và sinh lời nhanh chóng thì việc tìm hiểu về chỉ số P/B là điều vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư hiện nay. Tìm hiểu về chỉ số P/B sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm bí quyết định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B trong chiến lược kinh doanh của mình. Vậy P/B là gì? Bài viết hôm nay mới các bạn hãy cùng chúng tôi khám quá nhé!

Chỉ số P/B là gì?

Chỉ số P/B (tỷ số P/B, hệ số P/B) là từ viết tắt của Price to Book Value Ratio trong tiếng anh. Hay nói cách khác thì đây là chỉ số dùng để so sánh các giá trị thực tế của một của phiếu so với giá trị được ghi vào sổ sách của chính cổ phiếu đó. 

P/B là gì
P/B là gì?

Cũng theo kiến thức P/B là gì cho biết, chỉ số P/B phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: tốc độ tăng trưởng, doanh thu, lợi nhuận, cạnh tranh, độ an toàn về tài chính,…Hoặc có thể là những khía cạnh về kinh tế vĩ mô như: lãi suất, lạm phát, GNP, GDP,…

Các nhà đầu tư thông minh sử dụng chỉ số P/B như một công cụ hữu ích để giúp mình đưa ra những phán đoán chính xác về cổ phiếu. Chỉ số P/B sẽ là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư có thể xác định được cổ phiếu có đang bị định giá thấp hơn giá trị thực hay của nó hay không. Từ đó, họ có thể chuẩn bị cho mình những chiến lược mua vào hoặc bán ra một cách tốt nhất.

Ưu điểm của chỉ số P/B

  • Chỉ số P/B có mức ổn định hơn so với chỉ số eps. 
  • Chỉ số P/B luôn dương nên là công cụ hữu hiệu trong việc định giá với những doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ.
  • Chỉ số P/B mang lại hiệu quả rất tốt khi dùng để định giá những doanh nghiệp có nhiều tài sản với khả năng thanh khoản cao. (công ty bảo hiểm, ngân hàng,…)

Nhược điểm của chỉ số P/B

  • P/B chỉ phù hợp với các tài sản mang giá trị hữu hình và không phù hợp với các giá trị tài sản vô hình. Cụ thể thì nó không phù hợp dùng để định giá cổ phiếu đối với các công ty dịch vụ. Nơi mà luôn có tài sản vô hình như con người, sự trung thành của khách hàng,…
  • Giá trị ghi sổ của cổ phiếu sẽ không phản ánh đúng giá trị thị trường hiện tại của tài sản. Giá trị ghi sổ này có thể là giá trị của mấy năm trước và tính tới thời điểm hiện tại có sự thay đổi lớn. Vì thế, nếu nhà đầu tư chỉ sử dụng chỉ số p/e mà đã đưa ra được kết luận hoàn toàn về cổ phiếu của công ty thì đôi khi cũng không thật sự chính xác.

Chỉ số P/B mang đến ý nghĩa gì cho các nhà đầu tư

Thông qua việc tìm hiểu P/B là gì càng chứng tỏ việc định giá cổ theo phương pháp P/B là một điều hết sức quan trọng đối với các nhà đầu tư. Theo đó, ý nghĩa của chỉ số P/B được thể hiện như sau:

  • Chỉ số P/B cao: Chỉ số P/B cao chính là biểu hiện về một doanh nghiệp đang có những chuyển biến làm ăn rất tốt trong tương lai. Thị trường đang có rất nhiều hiệu ứng tích cực về loại cổ phiếu này. Vì thế, các nhà đầu tư có thể tự tin bỏ ra cho mình một số tiền cao hơn giá trị ghi sổ của doanh nghiệp để sở hữu cổ phiếu.
  • Chỉ số P/B thấp: Chỉ số P/B cho thấy tình hình làm ăn của doanh nghiệp không mấy khả quan. Hay nói cách khác thì công ty đang gặp vấn đề và cổ phiếu đang bị định giá thấp so giá trị thực của nó. Vì thế, các nhà đầu tư có thể bỏ ra mức giá thấp để sở hữu cổ phiếu. Ở một số trường hợp khác, chỉ số p/e thấp cũng là cơ hội tuyệt vời để các nhà đầu tư mua và và sản sinh lợi nhuận hấp dẫn trong tương lai. Ví dụ như một số doanh nghiệp đang trong quá trình phục hội sau khủng hoảng, kết quả kinh doanh của công ty ngày một tăng lên sẽ kéo theo giá trị cổ phiếu trên sổ sách cũng tăng lên.

P/B là chỉ số tài chính có công thức tính vô cùng đơn giản và dễ thực hiện. Cụ thể cách tính P/B như sau:

  • Chỉ số P/B = Giá thị trường/ Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu.

Hoặc:

  • Chỉ số P/B = Vốn hóa công ty/ Vốn chủ sở hữu

Trong đó: 

  • P = Price = Market Price: Nghĩa là giá của thị trường tại thời điểm giao dịch.
  • B = Book Value: Nghĩa là giá trị sổ sách của một cổ phiếu.
Công thức tính P/B
Công thức tính P/B

Ví dụ thực tiễn về định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B là hết sức quan trọng bởi nó là công cụ tuyệt vời giúp các nhà đầu tư có thể hiểu thêm về giá thị trường của một công ty có hợp lý hay không so với bảng cân đối kế toán thực của nó.

 

Ví dụ như một công ty có 100 triệu đô la tài sản trên bảng cân đối kế toán và 75 triệu đô la nợ cần trả. Lúc này, giá trị sổ sách sẽ được tính đơn giản là 25 triệu đô la (tương đương 100 triệu đô la – 75 triệu đô la). Nếu có 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành thì mỗi cổ phiếu sẽ tương ứng với 2,50 $ giá trị số sách. Tiếp theo đó, nếu giá cổ phiếu là 5$ thì tỷ lệ p/e sẽ là: 2 x (5/2,50). Điều này chứng tỏ, giá thị trường hiện đang được định giá gấp đôi giá trị sổ sách thực của nó.

Hy vọng bài viết về kiến thức tài chính p/e là gì sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm cho mình những kinh nghiệm hữu ích để định giá cổ phiếu và đầu tư hiệu quả. Chúc các bạn sẽ gặp thật nhiều may mắn và thành công trên con đường kinh doanh của mình nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Scroll to Top